Thêm 2 món ăn của Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á |
Sau khi đã xác lập 10 món ăn nổi tiếng đầu tiên chỉ có ở Việt Nam, được công nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á (Kỷ lục châu Á) vào tháng 7/2012, ngày 30/8, tại Ấn Độ, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức công nhận và xác lập thêm hai món ăn ngon nổi tiếng nữa của Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á là món Bún bò Huế (Tỉnh Thừa Thiên – Huế) và Mì Quảng (tỉnh Quảng Nam). |
Theo Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam – Vietkings, bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế. Một tô bún bò không chỉ đậm đà vị béo của thịt, chả, mùi thơm của sả, vị cay của ớt, mà còn đẹp mắt bởi mầu đỏ đặc trưng của dầu ăn và hạt điều. Đây là món ăn Huế rất cầu kỳ trong cách chế biến.
Nước lèo được coi là “linh hồn” của món bún bò, được hầm từ xương heo, xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon phải trong, ngọt thanh, không mỡ màng.
Gia vị chủ lực của bún bò Huế gồm mắm ruốc, sả, ớt cùng nước mắm. Tinh dầu của sả có mùi thơm nồng, đủ mạnh để trung hòa mùi mắm ruốc và giúp cho mùi giò heo luộc vừa chín tới, mùi thịt bò trộn cùng chút mắm ruốc, tiêu hành, nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt thơm.
Mì Quảng là một món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Nam. Mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có hương vị và hình thái riêng biệt.
Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm.
Ðể làm mì, người ta dùng gạo ngon ngâm nước cho mềm, đem xay thành nước bột mịn, không đặc không lỏng, rồi đem tráng thành lá mì. Khi lá mì chín vớt ra đặt lên mâm cho nguội, dùng hành lá nhúng dầu phụng thoa sơ một lớp cho mì khỏi dính sau đó xắt thành sợi, được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ dòn, dai.
Ngoài ra, Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam – Vietkings cũng đã tiếp tục đề cử bổ sung với Tổ chức Kỷ lục châu Á thêm hai món ăn đặc sản của các tỉnh phía Bắc là Bún cá rô đồng (tỉnh Hải Dương) và Chả mực Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).
|
Chuyên cung cấp các loại đặc sản Huế như: Kẹo Mè Xững, Minh Mạng Thang, Rượu Minh Mang, Trà Cung Đình, Phấn Nụ, Dầu Tràm...
Wednesday, January 16, 2013
Món ăn của Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á
Tuesday, January 15, 2013
Nón Lá Huế
Nón lá Huế
Nói đến sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống ở Huế, có lẽ nón lá được nhiều người biết đến hơn cả. Hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế, nó đã trở thành một đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế.
Hương vị món ăn xứ Huế
Từ muôn đời nay trong cuộc sống hàng ngày chuyện ẩm thực quả chiếm nhiều thời gian. Người ta thích ăn ngon hoàn toàn không chỉ vì đói mà còn vì những niềm vui tinh thần nữa. Đối với người Huế, chuyện ăn uống được coi là một nghệ thuật và là một lạc thú ở đời.
Huế đã từng có mấy thế kỷ là trung tâm của Đàng Trong thời chúa Nguyễn, đến thế kỷ XIX là đất kinh kỳ phồn hoa đô hội, với non một thế kỷ rưỡi làm Kinh đô nước Việt, nơi quy tụ của một triều đình với biết bao quan lại, nho sĩ. Vì thế, ngoài chốn vương triều còn có các tầng lớp quý tộc và thượng lưu, trí thức, đa số các tao nhân mặc khách đều tụ họp về đây. Điều đó đòi hỏi người Huế không chỉ giỏi chế biến các món ăn cực kỳ tinh tế chỉ dùng trong chốn vương phủ. Ngày nay tuy không còn giữ vai trò của một trung tâm kinh tế - chính trị lớn hàng đầu đất nước, nhưng Huế vẫn là nơi duy trì những bóng dáng xưa cũ của một triều đại với tất cả lối sống của một thời vàng son. Và dĩ nhiên, trong những đặc trưng văn hóa lâu đời của Huế, vốn văn hóa về ăn uống góp một phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa và phong cách con người xứ Huế.
Huế là một vùng đất được khai phá muộn, phần đông là dân tứ xứ theo chúa Nguyễn vào nam lập nghiệp. Vì thế món ăn cũng phong phú, hội tụ được tinh hoa của các nơi khác, biến thành món ăn riêng mang bản sắc độc đáo địa phương.
Món ăn Huế vừa có sang trọng, cao lương mỹ vị, vừa có món mộc mạc nhưng do khéo tay, biết chế biến, biết cách thức nêm nấu nên vẫn trở thành món ăn thi vị.
Các món ăn quý tộc được triều Nguyễn cho phép hẳn hoi trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ quy định cho từng loại tiệc: tiệc tiếp sứ bộ với ba loại cổ: loại một mâm gồm 50 món, loại hai có 7 mâm gồm 40 món, lọai ba có 25 mâm gồm 30 món… Những món đó được bày trong 1080 bát, dĩa quý chỉ dùng trong chốn vương phủ.
Ngày nay dù không còn phải lặn lội đi tìm những đặc sản quý để nấu những món ăn “Ngự thiện” phục vụ cho vua chúa nữa, những nem công, chả phượng, da tây ngu, bàn tay gấu, gan nai, môi đười ươi, thịt chân voi… nhưng những loại đặc sản có bốn mùa của địa phương, người nội trợ có thể nấu tới 300 món ăn vừa dân dã lại vừa sang trọng.
Món ăn dân dã và khó quên nhất là cơm hến. Đó là một món ăn giản dị, đượm đầy hương vị đồng quê được làm từ một sản vật nằm trong lòng con sông thị vị của xứ Huế. Cơm hến ngon nhờ tài pha chế một tổ hợp nhiều thành phần các loại gia vị: rau thơm, bắp chuối, cọng bạc hà thái nhỏ, tương ớt, mắm, muối, me, đậu phụng giã mịn, nước mắm tỏi, tóp mỡ và cơm trắng để nguội. Đặc biệt là sự góp mặt của ruốc sống, cơm hến ngon ngọt cũng chính nhờ vị ruốt này.
Món ăn Huế giản dị, phong phú, mang hương vị, mùi ngon đằm thắm của sản phẩm nơi đồng ruộng, đầm phá, núi sông xứ Cựu đô. Chỉ từ cây sả và muối, người nội trợ thêm vào một ít tôm thịt băm nhỏ cùng các gia vị khác như tỏi, đường, ruốc, tiêu qua bàn tay mềm mại và khéo léo của các bà, các cô nội trợ có thể thành món muối sả mà bạn được ăn với cơm vào mùa đông xứ Bắc thì e rằng chẳng bao giờ quên được. Buổi cơm ở Huế thường khi chỉ đơn giản vài ba món, như cá bống thệ kho răm rau với nước dừa, một món canh rau tập tàng mà vườn nhà ai cũng có sẵn, với vài ba lá bông ngọt (lá rau ngót), lá mồng tơi, ngọn sần, búp hoa bí ngô, đọt cây bát ngát, ít măng vòi … sang một chút thì nấu với tôm thịt, còn không thì lấy cá long hội (loại cá nhỏ) rút xương, thêm chút nước mắm ngon, một tí ruốc, ít hồ tiêu phi thơm hành mỡ, xào qua là được bát canh rau tập tàng ngọt lịm. Bữa ăn nào của mọi gia đình Huế cũng đều có dĩa rau sống và một chén nước mắm phù hợp với món ăn. Có người cho rằng, dĩa rau sống ở Huế là một vũ trụ thu nhỏ với là cà chua đỏ xếp xung quanh tượng trưng cho mặt trời, những lát khế hình ngôi sao thay cho những vì tinh tú, lát vả hình trăng khuyết màu tím phớt, lát chuối chát hình tròn điểm hạt tượng trưng cho mặt đất bao la, một chút rau thơm xanh và vài sợi rau muống, ớt tươi xoắn xít phía trên như những mảng mây xanh, mây hồng bồng bềnh trên nền trời của các màu xanh, đỏ, tím, vàng…
Ngoài các món ăn dân dã mà tinh tế ở ngoài dân gian, những món ăn ngon lúc đầu chỉ dành cho giới quý tộc trong các vương phủ, dần cũng theo chân người nội trợ ra phục vụ cho những gia đình khá giả trong các dịp lễ, tết, cúng kỵ, hay thiết đãi bạn bè. Mọi người có thể biết tới nem chua An Cựu, chả lụa Thành Hân và nhiều món ăn khác.
Thật là thiếu sót nếu nói nhiều về nón ăn Huế mà không nhớ đến món ăn chay. Vì xưa nay ai cũng biết đến Huế đã từng có một thời gian dài. Thời các chúa Nguyễn, Phật Giáo trở thành quốc giáo. Cả một lớp quý tộc ăn chay nên các món ăn chay ở Huế rất phong phú (có khoảng 125 món). Các món ăn chay được làm cầu kỳ và ngon không kém món ăn mặn. Đối với các gia đình Phật tử ở Huế mà mời bạn bè ăn một bữa cơm chay, thì đó là một cách bày tỏ sự quý mến và trân trọng người bạn của mình lắm.
Cùng với các món ăn trong bữa cơm gia đình, Huế còn có những món ăn đặcsản như bún bò, giò heo, mà nổi tiếng nhất là bún Gia Hội, chợ Tuần. Lại còn hàng chục loại bánh mặn, ngọt mà ai đã một lần nếm thử, hẳn không quên được món quà đặc sắc chốn Cựu kinh. Đó là các loại bánh nổi tiếng gắn liền với các địa danh: bánh khoái Đông Ba, bánh bèo Ngự Bình, bánh canh Nam Phổ, bánh ướt thịt nướng Kim Long…
Chè Huế cũng phong phú không kém gí các loại quà bánh. Có thể kể ra 36 loại chè khác nhau, đủ sức hấp dẫn trong buổi tối mùa hè nóng nực đi dạo mát hai bên bờ sông Hương: chè bột lọc bọc thịt quay, chè hạt sen bọc long nhãn, chè đậu ván, chè đậu xanh đánh, chè đậu ngự, chè đậu huyết… món nào cũng đem tới cho ta sự thích thú đặc biệt. Hoa quả xứ Huế tập hợp được nhiều loại của ba miền, đặc biệt còn có những thứ là đặc sản địa phương như quýt Hương Cần, thanh trà Nguyệt Biều…
Mắm Thính xứ Huế
Huế nổi tiếng với các món mắm như mắm cà, mắm ruốc… trong đó mắm thính là món ăn khá độc đáo, nhưng cách làm lại cực kỳ đơn giản.
Những con cá nục tươi rói giúp món mắm thính thơm ngon hơn
Lúc còn nhỏ, vào mùa cá nục, mỗi khi đi chợ mẹ thường mua rất nhiều để làm mắm thính, một món ăn ngon..
Mẹ tôi thường đi chợ sớm để chọn mua một rổ cá tươi, cá to chừng hai ba ngón tay, mang cá phải đỏ hồng, da cá tươi bóng. Cá làm sạch, bỏ ruột, chặt đuôi, rửa sạch. Sau đó, chuẩn bị một mẻ hạt bắp, rang chín rồi xay nhỏ, một mẻ gạo, sử dụng muối sống để ướp cá. Cho một lớp cá vào thẩu, rắc một lớp muối, một lớp thính… liên tiếp như thế cho đến khi đầy thẩu. Đậy nắp cho tới khi kiểm tra cá chín thì sử dụng. Thời gian cá chín thường trên một tháng. Cá chín thịt mềm, màu nâu vàng, không tanh và có mùi thơm.
Trong bữa ăn, mắm thính có thể ăn kèm với rau sống, vả, khế, rau thơm… Muốn ăn nóng thì bắc lên bếp kho thêm một tí rồi dùng.
Từ mắm thính có thể cải biên thành món mắm dưa. Chọn loại dưa hường, bổ đôi, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ hình tam giác rồi ướp muối. Dưa hường sau khi ướp muối được trộn với mắm thính. Thành phẩm sẽ là món mắm dưa đặc biệt. Lúc chưa quen thì thấy là lạ, sau khi ăn mắm dưa hay mắm thính lại có cảm giác ăn ngon, muốn ăn thêm nữa. Mùa rét về, nếu không tiện đi chợ thì mắm thính, ăn với cơm gạo de An Cựu thì rất ngon.
Mỗi khi xa nhà, xa quê hương, nghĩ về mẹ, tôi lại nhớ đến món mắm thính “độc chiêu”, lòng tôi lại dâng lên nỗi nhớ da diết.
Trái vả Miền Trung
Người dân miền Trung, nhất là Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế xa quê thường nhớ hương vị đặc trưng của những món ăn quê nhà; ngoài mắm ruốc, ớt bột, củ ném… trái vả cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực miền Trung.
Trái chuối chát xanh non có vị chát vì mủ, trái vả thì khác hẳn. Món bánh khoái hay tôm chua kèm thịt ba chỉ của xứ Huế sẽ mất ngon nếu trong rau sống ăn kèm thiếu trái vả. Vả thay chuối chát xanh trong rổ rau sống và còn là nguyên liệu chế biến các món ăn bình dân, hấp dẫn khác.
Trái vả luôn có mặt trong dĩa rau sống ăn kèm của tô bún thịt nướng, bún thịt kẹp tôm chua, thịt bò nhúng dấm… Ngay cả cách ăn đơn giản nhất là gắp miếng vả trắng hồng chấm với mắm nêm (hay quẹt mắm ruốc) cùng trái ớt xanh vừa thơm vừa cay đến độ hít hà cũng đủ hao cơm trong những ngày mưa dầm gió bấc.
Các bà nội trợ miền Trung cũng chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như vả kho, vả trộn … Vả rửa sạch, cho vả vào luộc với nước sôi, vả chín, dùng tay chà bóp bỏ lớp vỏ xanh. Tiếp tục luộc lại cho vả chín mềm, bóp tơi quả vả thật nhuyễn. Mè rang chín vàng, thịt nạc và da heo luộc chín xắt hột lựu. Ướp gia vị nước hành, tiêu, mắm, bột ngọt, muối và một ít ớt bột… Các thứ trên trộn đều, thái nhỏ rau thơm, hành ngò rải đều trên mặt. Cầm miếng bánh tráng xúc vả trộn, cho vào miệng nhai rơm rốp, hương vị là lạ vừa mặn mà vừa ngọt, béo bùi ăn hoài không ngán.
Vả kho thịt heo, hay ngon hơn nữa là kho với các loại cá như cá nục, cá rô, cá ngừ… Khi kho, người ta cho lượng vả nhiều gấp 3 – 4 lần thịt, cá. Thịt, cá ướp gia vị cho vào nồi kho trước, khi nồi cá, thịt sôi cho vả vô trộn đều kho tiếp, cho lửa vừa nhỏ để tất cả các chất ngon, đậm đà vào trong miếng vả. Lúc ăn, miếng vả vừa thấm mềm vừa ngọt, bao nhiêu vị ngon thấm vào trong miếng vả, chỉ cần ăn vả mà chẳng cần thịt cá. Ngoài ra, vả còn dùng để xào, vả chua ngọt,vả muối.
Món ngon từ vả
Vả trộn tôm thịt
Vả xào
Vả hầm thịt
Vả chua ngọt
Nguồn: Sưu tầm
Đậm đà mắm Huế
Huế lâu nay được nhiều người coi là “miền mắm ruốc”, người dân Huế thì tự coi mình là “dân mắm ruốc’”. Bởi mắm là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày cũng như lễ, tết, đình, đám của người dân Huế từ xưa đến nay.
Mắm cũng có loại mắm bình dân và loại mắm quý tộc. Bình dân và phổ biến nhất là mắm nêm, thường làm bằng các loại cá biển: cá cơm than, cá nục nhỏ, cá me. Mắm nêm chấm với rau luộc, mít luộc, bò nhúng, bò tái, bánh đúc, bún mắm nêm kèm thịt heo rau sống… rất ngon! Huế có rất nhiều quán bún mắm nêm, mỗi chiều, các quán bên đường Bà Triệu (An Cựu) khách rất đông.
Thông dụng nhất ở Huế là mắm ruốc. Ruốc là một thứ mắm được làm bằng con khuyết (một loại tép biển trong Nam gọi là con ruốc), khuyết rửa sạch để ráo hay chà thật nhuyễn mịn, ủ thành ruốc. Ruốc có vị ngọt, màu nâu tím. Trước đây khi chưa có bột ngọt, người Huế thường dùng ruốc để thay bột ngọt, thức ăn sẽ có vị ngon ngọt hơn. Ruốc là thứ phụ liệu rất cần thiết trong tất cả các món ăn, nói văn hoa thì ruốc là thứ gia vị muôn điệu trong các thức ăn hằng ngày ở Huế. Đặc biệt là các loại canh rau, bún bò, cá kho nước, cơm hến thì không thể nào thiếu ruốc, nếu thiếu mùi ruốc, người sành ăn sẽ thấy không mặn mà, giống như người con gái đẹp không có duyên vậy.
Đến Huế nhiều người thích món tôm chua. Tôm tươi xóc muối, trộn với riềng, ớt, tỏi, sau thời gian ủ kín, con tôm sẽ đổi thành màu đỏ tươi và thơm nức mùi riềng tỏi, nghĩa là tôm chua đã chín, ăn kèm với thịt heo luộc, rau thơm… ngon đến mức ngậm mà nghe. Còn tép chua xuất hiện nhiều vào cuối đông đầu xuân, cách làm cũng giống như làm tôm chua vậy, chỉ khác ở chỗ là tôm và tép thay thế vị trí cho nhau, tép chua mỗi năm chỉ có một lần, vào ngày tết thịt cá ê hề, có chén tép chua thay đổi khẩu vị thì không gì thú vị bằng, tép rẻ hơn tôm nên tép chua thường rẻ tiền, hợp với người nghèo….
Mắm rò cũng là một món mắm ngon không kém, cá rò còn non xương rất mềm, đem làm mắm với gia vị muối ớt riềng tỏi càng cay càng có giá trị, ăn với thịt heo luộc, vả, khế, dưa… Mắm cá cơm – thì dễ làm và dễ ăn, cũng như các loại mắm khác ở Huế, ướp muối đầy đủ gia vị là được. Mùi mắm thơm nức lan tỏa khắp nhà và bay xa sang nhà hàng xóm láng giềng.
Cao cấp hơn là mắm cá chuồn Huế kho với thịt heo ba chỉ. Vào mùa đông rét mướt mà thưởng thức vị béo bùi của lát thịt ba chỉ quyện mắm chuồn đủ vị mặn, ngọt, cay, nồng, thơm thì bao nhiêu cơm cũng hết.
Mắm cá nục băm nhuyễn trộn đều chung với trứng vịt, chưng cách thủy ăn kèm với vả. Chế biến món này hơi mất công nhưng ăn rất ngon. Các loại mắm quý tộc như mắm cá đối, mắm ruột cá ngừ, mắm gạch cua,mắm cá dìa… khá đắt tiền.
Mắm cà Huế vô cùng hấp dẫn, rẻ tiền và rất ngon miệng, người Huế gọi đây là món ăn tốn cơm, dù bụng đã no nhưng miệng vẫn cứ thích ăn mãi. Vào mùa đông giá rét bưng mà chén cơm nóng hổi, cắn một miếng cà giòn tan thì không có gì ngon bằng. Mắm cà ăn được nhiều cơm, rất khoái khẩu, hơn nữa món cà dầm mắm có khả năng cung ứng nguồn nhiệt lượng rất cao cho cơ thể, ăn vào mùa đông là có thể chống được cái rét cắt da của xứ Huế.
Nguồn: sưu tầm
Mắm ruốc với người dân xứ Huế
Giá bán : 30.000đ
Ruốc với người dân xứ Huế là một phần không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Chẳng vì thế mà ngay tại khu chợ sầm uất Đông Ba đã hình thành nên cả một khu phố mắm tấp nập người bán kẻ buôn.
Vào khoảng tháng Giêng đến tháng Tư Âm lịch, khi mùa ruốc về, người ta lại làm mắm ruốc. Phải chọn con ruốc tươi, tuyệt đối không dùng nước lã để rửa vì ruốc sẽ bị thối rữa. Ruốc sau khi rửa phải được xốc đều trên chảo với muối hạt. Mắm ngon không những phải có mùi thơm nhẹ, vị vừa phải, không quá mặn, mà còn phải có màu đỏ hồng.
Làm mắm ruốc thì khó nhưng thưởng thức món mắm cầu kỳ này lại đơn giản vô cùng. Mắm có thể dùng như một loại nước chấm tuyệt vời cho món thịt luộc. Có hàng trăm món ngon chế biến mà thiếu mắm ruốc sẽ trở nên vô nghĩa, nhạt nhẽo. Nấu canh không có ruốc thì nồi canh dù có khéo tay chế biến cũng thành nhạt nhẽo vô duyên. Ruốc cũng là thứ gia vị chính yếu để hoà thành thứ nước chấm rau các loại.
Dầu Massage Huế
Trong sự biến chuyển khi hậu khắc nghiệt như hiện nay việc cất giữ trong gia đình một chút tinh dầu từ thiên nhiên sẽ hỗ trợ được sức khoẻ của mọi thành viên trong gia đình một cách hữu hiệu nhất. Nhờ vào những đặc tính sinh học tuyệt vời của mình mà Tinh dầu luôn mang lại một không gian trong lành, kháng được sự phát triển của vi khuần, phòng chống bệnh tật và kèm theo mùi hương giúp chúng ta luôn được hưng phấn với tinh thần thư thái! đây chính là lý do mà người ta thường nói khi mang tinh dầu của một số loại thực vật bên mình sẽ luôn đem lại sự may mắn, vì có sức khoẻ là có tất cả, và khi tránh được tai ương bệnh tật chúng ta sẽ làm được nhiều hơn cho điều chúng ta mong muốn trong cuộc sống đầy ý nghĩa này!
Các sản phẩm tinh dầu nguyên chất 100% thương hiệu BÉ THƠ - TP. Huế
Dầu Massage Huế: - 60.000vnđ/ 100ml
Tinh Dầu Tràm loại 1: - 200.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Tràm loại 2: - 90.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Tràm loại 3: - 60.000vbđ/c 200ml
Tinh Dầu Tràm loại 4: - 40.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Quế loại 1: - 210.000vnđ/c 2000ml
Tinh Dầu Hồi loại 1: - 400.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Bạc Hà: - 400.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Đinh Hương loại 1: - 800.000vnđ/c 200ml
Các sản phẩm tinh dầu nguyên chất 100% thương hiệu BÉ THƠ - TP. Huế
Dầu Massage Huế: - 60.000vnđ/ 100ml
Tinh Dầu Tràm loại 1: - 200.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Tràm loại 2: - 90.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Tràm loại 3: - 60.000vbđ/c 200ml
Tinh Dầu Tràm loại 4: - 40.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Quế loại 1: - 210.000vnđ/c 2000ml
Tinh Dầu Hồi loại 1: - 400.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Bạc Hà: - 400.000vnđ/c 200ml
Tinh Dầu Đinh Hương loại 1: - 800.000vnđ/c 200ml
CÁC THỨC THANH TOÁN VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN KHOẢN
----------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN LẠC:
Yahoo Chat: xekhatran@yahoo.com
Di động:
+ 01656.009.608 ( Tâm Hiếu )
----------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN GIAO HÀNG:
Ngoài Thành Phố Huế
• Các bạn ở ngoài TP.Huế gửi tiền vào tài khoản:
1. Ngân hàng VietinBank
+ Chủ tài khoản: Hoàng Thị Tâm hiếu
+ Số TK: 711A22869152
Trước khi chuyển các bạn vui lòng kiểm tra kỹ thông tin chuyển, shop tuyệt đối KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NHẦM TK.
- Khi chuyển khoản xong, các bạn vui lòng nhắn tin cho mình trên FACEBOOk hoặc số fone or Wed như sau cho mình:
+ Nick Facebook của bạn;
+ Họ tên người nhận;
+ Số fone người nhận;
+ Số tiền chuyển;
+ Mã hàng, màu sắc.
+ Địa chỉ ship;
- Sau khi kiểm tra xong, mình sẽ liên hệ xác nhận lại cho các bạn!
- Khi hàng về: Trước khi ship hàng, mình sẽ liên hệ các bạn để hẹn thời gian cụ thể!
• SHIP hàng trên phạm vi TRONG NƯỚC + NGOÀI NƯỚC, giá cả và thời gian theo quy định của Bưu Điện TP.HCM
----------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN GIAO DỊCH:
0> Shop cam kết:
+ Chất lượng và giá cả --> Đặc Sản Huế luôn được đặt lên hàng đầu;
+ Hàng tuyệt đồi y như hình (chỉ có thể hơi khác về màu (có thể đậm hoặc nhạt hơn));
2> Hàng mua rồi --> Vui lòng miễn đổi/ trả lại với bất kỳ lý do gì trừ khi lỗi do nhà sản xuất mè xững, bởi vậy các bạn nên kiểm tra kỹ ngay tại chỗ trước khi nhận hàng nhé.
3> Khi mua hàng các bạn nên chọn kĩ, xem kỹ chi tiết ghi dưới từng sản phẩm rồi hãy đặt hàng , tránh mua rồi phàn nàn.
4 > Đối những hàng catalogue, khách chuyển khoản đặt cọc. Khi hàng về,Đặc Sản Huế sẽ báo trực tiếp... cho khách hàng. Sau đó khách chuyển toàn bộ số tiền còn lại vào tài khoản. Lúc đó Đặc Sản Huế sẽ chuyển hàng cho khách.
8> Các bạn ở xa cho địa chỉ sai, ko rõ ràng --> Hàng bị trả về.
Đặc Sản Huế sẽ chụp lại hình hàng bị trả về cho các bạn xem. Shop sẽ chuyển khoản trả lại các bạn tiền sản phẩm (trừ đi tiền vận chuyển trả ngược về do sai địa chỉ). Hoặc nếu các bạn yêu cầu gửi lại, Đặc Sản Huế sẽ gửi lại, nhưng các bạn sẽ chịu thêm phí vận chuyển lần 2.
----------------------------------------------------------------------------
LƯU Ý:
- Giá cả mỗi sản phẩm mình đã đc fix hợp lý nhất rồi, nên mọi người đừng mặc cả nữa nhé,ưu đãi theo số lượng sẽ được đính kèm theo từng đợt hàng nhé! (nếu có).
- Các bạn sau khi đã chuyển tiền vào tài khoản thì liên lạc với mình để mình check nhé !hàng sẽ được gửi đi ngay trong ngày sau khi mình nhận đc tiền trong tài khoản nhé! tùy địa chỉ mà bạn sẽ nhận đc hàng trong khoảng 2-3 ngày nhé!
- Mình kinh doanh trên cơ sở uy tín của bản thân mình, mọi thông tin về mình đều chính xác nên các bạn cứ yên tâm giao dịch nhé ^^
Cám ơn tất cả các bạn đã ghé thăm và ủng hộ Đặc Sản Huế!!!!!!!!!!!
Rất mong sự ủng hộ của khách hàng.
Rất hân hạnh được phục vụ các bạn!
Đặc Sản Huế
THÔNG TIN LIÊN LẠC:
Yahoo Chat: xekhatran@yahoo.com
Di động:
+ 01656.009.608 ( Tâm Hiếu )
----------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN GIAO HÀNG:
Ngoài Thành Phố Huế
• Các bạn ở ngoài TP.Huế gửi tiền vào tài khoản:
1. Ngân hàng VietinBank
+ Chủ tài khoản: Hoàng Thị Tâm hiếu
+ Số TK: 711A22869152
Trước khi chuyển các bạn vui lòng kiểm tra kỹ thông tin chuyển, shop tuyệt đối KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NHẦM TK.
- Khi chuyển khoản xong, các bạn vui lòng nhắn tin cho mình trên FACEBOOk hoặc số fone or Wed như sau cho mình:
+ Nick Facebook của bạn;
+ Họ tên người nhận;
+ Số fone người nhận;
+ Số tiền chuyển;
+ Mã hàng, màu sắc.
+ Địa chỉ ship;
- Sau khi kiểm tra xong, mình sẽ liên hệ xác nhận lại cho các bạn!
- Khi hàng về: Trước khi ship hàng, mình sẽ liên hệ các bạn để hẹn thời gian cụ thể!
• SHIP hàng trên phạm vi TRONG NƯỚC + NGOÀI NƯỚC, giá cả và thời gian theo quy định của Bưu Điện TP.HCM
----------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN GIAO DỊCH:
0> Shop cam kết:
+ Chất lượng và giá cả --> Đặc Sản Huế luôn được đặt lên hàng đầu;
+ Hàng tuyệt đồi y như hình (chỉ có thể hơi khác về màu (có thể đậm hoặc nhạt hơn));
2> Hàng mua rồi --> Vui lòng miễn đổi/ trả lại với bất kỳ lý do gì trừ khi lỗi do nhà sản xuất mè xững, bởi vậy các bạn nên kiểm tra kỹ ngay tại chỗ trước khi nhận hàng nhé.
3> Khi mua hàng các bạn nên chọn kĩ, xem kỹ chi tiết ghi dưới từng sản phẩm rồi hãy đặt hàng , tránh mua rồi phàn nàn.
4 > Đối những hàng catalogue, khách chuyển khoản đặt cọc. Khi hàng về,Đặc Sản Huế sẽ báo trực tiếp... cho khách hàng. Sau đó khách chuyển toàn bộ số tiền còn lại vào tài khoản. Lúc đó Đặc Sản Huế sẽ chuyển hàng cho khách.
8> Các bạn ở xa cho địa chỉ sai, ko rõ ràng --> Hàng bị trả về.
Đặc Sản Huế sẽ chụp lại hình hàng bị trả về cho các bạn xem. Shop sẽ chuyển khoản trả lại các bạn tiền sản phẩm (trừ đi tiền vận chuyển trả ngược về do sai địa chỉ). Hoặc nếu các bạn yêu cầu gửi lại, Đặc Sản Huế sẽ gửi lại, nhưng các bạn sẽ chịu thêm phí vận chuyển lần 2.
----------------------------------------------------------------------------
LƯU Ý:
- Giá cả mỗi sản phẩm mình đã đc fix hợp lý nhất rồi, nên mọi người đừng mặc cả nữa nhé,ưu đãi theo số lượng sẽ được đính kèm theo từng đợt hàng nhé! (nếu có).
- Các bạn sau khi đã chuyển tiền vào tài khoản thì liên lạc với mình để mình check nhé !hàng sẽ được gửi đi ngay trong ngày sau khi mình nhận đc tiền trong tài khoản nhé! tùy địa chỉ mà bạn sẽ nhận đc hàng trong khoảng 2-3 ngày nhé!
- Mình kinh doanh trên cơ sở uy tín của bản thân mình, mọi thông tin về mình đều chính xác nên các bạn cứ yên tâm giao dịch nhé ^^
Cám ơn tất cả các bạn đã ghé thăm và ủng hộ Đặc Sản Huế!!!!!!!!!!!
Rất mong sự ủng hộ của khách hàng.
Rất hân hạnh được phục vụ các bạn!
Đặc Sản Huế
Kể Chuyện Nội Cung
"Chuyện ấy" của vua Minh Mạng
Trong đời sống riêng tư, vua Minh Mạng nổi tiếng là người có sức khoẻ cường tráng của đàn ông. Tương truyền, vua một đêm có thể "chiều" đến 5-6 cung tần...
Cho đến nay, không có tài liệu cho biết chân dung và thể lực của ông như thế nào, chỉ biết vua có nhiều vợ và rất đông các phi tần; có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.
Tương truyền, vua Minh Mạng một đêm có thể "chiều" đến 5-6 cung tần...
Bẩm sinh cường tráng Sinh năm 1791, là con thứ 4 của vua Gia Long, năm 30 tuổi (1820), thái tử Nguyễn Phúc Đảm (thường gọi Thái tử Đảm) lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Ông đã có những cải đổi lớn lao các định chế công quyền, hành chính, pháp luật, thuế khóa, đinh điền, tu soạn sử sách địa lý và lập các cơ sở dưỡng tế. Minh Mạng cũng đã cho thành lập quốc tử quán, ấn định học hiệu và thi cử, cải đổi cơ cấu triều đình thành Nội các với Lục bộ và Cơ mật viện, đổi trấn thành tỉnh và chia vị trí đất nước thành 31 tỉnh.
Theo sử sách, vua không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hằng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt. Không chỉ có thế, vua thường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy vua Minh Mạng có một “thể chất tiên thiên" - cường tráng bẩm sinh. Chính sự khỏe mạnh đó đã góp phần không nhỏ vào sự vượng con của vị vua này.
Một số tài liệu cũng cho thấy, hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khoẻ phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể "chiều" đến 5-6 cung tần...
Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có "sức đàn ông" phi thường, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng. Và nhờ "bồi bổ" Minh Mạng thang, gồm hai toa thuốc: Nhất dạ ngũ giao và Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử - được thầy thuốc căn cứ vào thể chất và sinh hoạt của vua để lập ra thang thuốc rượu, mà đấng quân vương nhà Nguyễn trở thành chiến binh dũng mãnh chốn phòng the.
Minh Mạng thang gồm những loại dược liệu gì? - Có bạch linh, bạch thược, cẩu kỷ tử, đại táo, đỗ trọng, đương quy, sa sâm, nhục quế, thục địa, phòng phong, huỳnh kỳ... và vô số thảo dược khác. Thang thuốc thực chất có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường tinh khí, phục hồi khí huyết và tăng tuổi thọ. Vì thế, theo các nhà y học hiện đại, “phép thần thông” mà người ta đồn đại về Minh Mạng thang không hoàn toàn đúng 100%. Lục sử thấy rõ, vua Minh Mạng là người có thực lực tính dục bẩm sinh, hứng thú ân ái. Những toa thuốc vua dùng chỉ mang tính trợ lực, chứ không phải đóng vai trò chủ trì quyết định. Ngoài ra, có một bằng chứng đơn giản, nếu hoàng đế Minh Mạng có bài thuốc thần diệu như vậy thì tại sao vua Tự Đức (cháu nội) lại không áp dụng được mà vẫn bị bất lực, không con?
Tuy nhiên, hiện nay, huyền thoại bài thuốc "tăng cường sinh lý, như ý phòng the" của vua Minh Mạng lúc nào cũng thu hút những đấng mày râu bị mắc chứng bệnh hiếm muộn, đang yếu muốn mạnh, vốn mạnh càng muốn mạnh hơn… Song một thực tế là, chỉ riêng toa Minh Mạng thôi đã có hơn chục biến tấu, chất lượng dược liệu cũng bấp bênh. Nếu người vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mà cứ dùng thuốc khích hứng thì rất tai hại: chưa khỏe, đã ngả ngửa người vì yếu!
Thành phần và cách ngâm Minh Mạng tửu:
1. Nhất dạ ngũ giao
- Thành phần: Nhục thung dung 12g, Táo nhân 8g , Xuyên Qui 20g, Cốt toái bổ 8g, Cam cúc hoa 12g, Xuyên ngưu tất 8g, Nhị Hồng sâm 20g, Chích kỳ 8g, Sanh địa 12g, Thạch hộc 12g, Xuyên khung 12g, Xuyên tục đoạn 8g, Xuyên Đỗ trọng 8g, Quảng bì 8g, Cam Kỷ tử 20, Đảng sâm 10g, Thục địa 20g, Đan sâm 12g, Đại táo 10 quả, Đường phèn 300g.
- Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.
2. Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử
- Thành phần: Thục địa 40g, Đào nhân 20g, Sa sâm 20g, Bạch truật 12g, Vân qui 12g, Phòng phong 12g, Bạch thược 12g, Trần bì 12g, Xuyên khung 12g, Cam thảo 12g, Thục linh 12g, Nhục thung dung 12g, Tần giao 8g, Tục đoạn 8g, Mộc qua 8g, Kỷ tử 20g, Thường truật 8g, Độc hoạt 8g, Đỗ trọng 8g, Đại hồi 4g, Nhục quế 4g, Cát tâm sâm 20g, Cúc hoa 12g, Đại táo 10 quả.
- Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon - một tháng sau dùng tiếp.
Kẹo Gương Xứ Huế
Kẹo gương thì là miếng mật đường dát mỏng như chiếc gương soi, hơi ánh vàng, có mè rang và đậu phộng.
Ai đến Huế, lại không biết đến các loại kẹo, lúc về lại không tay xách nách mang từng bịch lớn đủ thứ kẹo ngọt ngào. Có người nói nghe tiếng Huế đã thấy ngọt ngào, ăn kẹo Huế vào nữa chỉ muốn tan chảy ra mà ở lại Huế, không muốn bước chân đi.
Giá bán : 23.500đ
Dầu Tràm Huế
Dầu tràm có tính năng trị liệu cao, đặc biệt tốt cho bà mẹ mang thai sau khi sinh, và trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung. Bôi cho trẻ mỗi lúc khi trời chuyển lạnh hoặc là bị cảm.
2. Khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh bôi cho bé một chút thì sẽ tránh được gió máy cho bé.
3. Trời sang thu, mỗi lần tắm bé mẹ nên cho vào chậu nước tắm của em vài giọt dầu tràm để phòng cảm lạnh. Tắm xong mẹ cũng cẩn thận bôi vào thái dương em một tý dầu tràm, rồi cho em ngửi 1 tý. Dầu tràm có tác dụng phòng cảm, làm ấm người mà không hề nóng. Ngoài ra Dầu tràm còn có tác dụng trị muỗi cắn, chỉ cần thoa vài lần vào vết muỗi cắn là hết đỏ, hoặc bạn có thể thoa trước để phòng chống. đối với trẻ sơ sinh khi mình bôi vào chân tay thì sau này nó sẽ cứng cáp hơn bình thường.
4. Cách làm nước xông trị mạo cảm: lấy một thau nước nóng, trùm mền kín người rồi nhỏ các loại tinh dầu vào thau nước, xông cho đến khi đổ mồ hôi.
5. Ngoài ra có những người từ bé tời giờ chỉ dùng dầu tràm thôi vì nó là tinh chất thiên nhiên không như các loại dầu sản xuất khác: nó có tác dụng làm " thông mũi mát họng, sảng khoái dài lâu " mỗi khi bị tịt mũi.
6. Đối với những người có tuổi, lao động nặng, thanh niên… Ban đêm bôi nên gan bàn chân là không sợ bị phong hàn mà giấc ngủ lại say và ngon. Khi bị đau bụng chấm mút, nuốt một giọt sẽ giảm đau ngay. Xoa bóp khi bị đau xương, đau cơ.
Dầu tràm có đặc điểm khác với các loại dầu khác đó là tinh chất thiên nhiên, chiết suất thủ công, dầu xoa nóng nhưng không bỏng rát, đặc biệt là không có tác dụng phụ.
KẸO MÈ XỮNG HUẾ
Xin giới thiệu món đặc sản cố đô - KẸO MÈ XỮNG HUẾ ( chính hãng)
Hương vị Thơm ngon ,vị ngọt ngọt- bùi bùi , giòn tan trong miệng , ăn rồi mà cứ muốn ăn thêm..- Ngon mà không ngán..( vị ngọt thanh nhẹ nhàng chứ không ngọt gắt khiến bạn mau ngán hoặc sợ tăng Cân ....). ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM !!!
Phấn Nụ Huế
Các tác dụng chính của Phấn nụ Huế là: Đem đến cho người dùng một làn da trắng hồng tự nhiên thông qua tác dụng dưỡng da và chống nắng lâu dài chứ không thông qua cơ chế tẩy trắng làn da trong ngắn hạn. Làm sạch lớp da chết, tạo độ mịn màng tươi trẻ cho làn da. Trị mụn lâu dài, làm liền các vết sẹo do mụn gây ra, xóa bỏ vết thâm. Làm mờ các đốm tàn nhang, vết nám da. Làm se lỗ chân lông, mịn da, mát da, tạo cho người dùng một làn da tươi sáng.
Giá bán : 50.000đ
Giá bán : 50.000đ
Hương vị tôm chua Huế
Nhiều địa phương có thể làm được tôm chua, nhưng chỉ ở Huế, tôm chua mới ngon. Món này có vị ngọt bùi của tôm, béo của thịt, cay, thơm của riềng, tỏi, ớt, chua của khế, chát của vả, hương thơm của rau...Tất cả dồn lên đầu lưỡi một vị tuyệt vời.
Tôm chua là một đặc sản của Huế nổi tiếng khắp cả nước. Ai đặt chân đến xứ cố đô cũng tranh thủ thưởng thức món ăn
này để rồi lưu luyến về cái vị bùi của tôm quyện trong nước mắm thơm.
Nguyên liệu:
- 500gr tôm loại to bằng ngón tay (chọn tôm tươi, chắc thịt)
- Nửa lon bia
- 1 củ giềng
- 1 bát nước mắm ngon
- 1 1/4 bát đường
Thực hiện:
- Tôm rửa sạch cắt bớt râu, để thật ráo nước. Ngâm tôm với nửa lon bia và thỉnh thoảng xóc lên cho ngấm đều.
- Giềng gọt vỏ, thái chỉ mỏng.
- Cho đường, mắm vào nồi đun sôi cho sánh lại, khoảng 5 phút là được. Nhớ canh lửa để đường bị cháy.
- Xếp tôm vào lọ cùng với giềng và nước bia ướp.
- Khi hỗn hợp mắm đường nguội thì đổ vào lọ, nước phải ngập tôm. Dùng que tre hay lá ổi lót lên trên để tôm không nổi khỏi mặt nước rồi đậy kín lại. Để nơi thoáng mát, hoặc trời nắng có thể mang ra phơi.
- Sau hai tuần tôm đã chín đỏ và mắm có mùi thơm. Thái mỏng hoặc thái sợi cà rốt, đủ đủ xanh, để cho héo bớt nước. Giã tỏi, ớt và trộn vào mắm. Để thêm 2-3 ngày là có thể ăn được.
- Nếu không có bia để ngâm tôm, bạn có thể dùng rượu trắng (loại mạnh kiểu vodka) vừa để tôm chín, vừa dễ lên men và cũng làm mắm thơm.
Thưởng thức :
Tôm chua có thể ăn với bún, chấm thịt luộc, hoặc làm món cuốn đều ngon.
Khi ăn thêm ớt, tỏi, đường, bột ngọt. Có thể thay rau sống bằng dưa, giá, củ kiệu.
Địa chỉ liên hệ:
Để mua được tôm chua ngon ở Huế. Cái bát Vàng có thể mach nhỏ cho bạn rằng :
Tôm chua thì được bán nhiều ở Huế, khắp các chợ như Đông ba, An Cựu, hay các chợ ngoài thành.Lăng Cô cũng có bán và bán rất nhiều, nó như đặc sản ở đó. Ở Huế, tôm chua đều rất ngon và đảm bảo chất lượng.
Mà ngon nhất là tôm chua ở đặc sản Huế Hưng Vinh - 106 Kim Long. Mobile : 01656.009.608.
Giá Bán : 30.000đ
Trà Cung Đình Huế
Sống khỏe không bệnh tật là niềm mơ ước của mỗi chúng ta. Bởi vì khi cơ thể khỏe mạnh ta mơ ước 100 điều, khi cơ thể bất an ta chỉ còn một điều duy nhất đó là sức khỏe. Chính vì vậy Trà Cung Đình Huế sẽ là vệ sĩ sát cánh bảo vệ long thể của bạn, giúp cho long thể của bạn luôn sảng khoái mạnh khỏe, không bất an, đủ sức để đương đầu với mọi áp lực của công việc và cuộc sống.
Tất cả đồ uống có nguồn gốc từ thiên nhiên đều rất tốt. Đó là những vị thuốc mà tạo hoá đã ban tặng “hoa quả, cỏ cây”. Khi sử dụng nó chứa rất nhiều hoạt chất tự nhiên để tạo nên cho con người ta một sức đề kháng mạnh mẽ, một cơ thể khoẻ mạnh, cộng thêm một sắc đẹp tự nhiên, hoàn hảo. Chúng ta nên hạn chế tối đa đưa hoá chất vào cơ thể và hãy quay về với thiên nhiên bằng cách sử dụng thường xuyên sản phẩm Trà Cung Đình Huế.
Trà được bào chế bởi 16 vị thảo dược Cung Đình nguồn gốc từ thiên nhiên: Atisô, Cúc hoa, Cỏ ngọt, Hoài sơn, Đẳng sâm, Đại táo, Hồng táo, Hồi hoa, Cam thảo Bắc, Hoa lài, Hoa hòe, Thảo quyết minh, Khổ qua, Kỷ tử, Vối nụ, Tim sen. Mỗi vi thảo dược có một chức năng một công dụng riêng, tác dụng đến từng bộ phận của cơ thể. Được tinh chế lại với nhau theo một bí quyết gia truyền nên rất tốt cho sức khỏe.
Có rất nhiều công dụng đặc biệt bao gồm:
· Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp, đau đầu, tim hồi hộp, mất ngủ.
· Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cholestorol.
· Bổ khí huyết, thanh nhiệt, giảm độc, mát gan, đẹp da, hết mụn.
· Ngoài ra sản phẩm này còn rất tốt cho những người mắt yếu, tiểu đường, sỏi thận. Đặc biệt rất thích hợp với phụ nữ, người ở độ tuổi trung niên, người già, người làm việc căng thẳng…
Với cách pha đơn giản hiệu quả trong 5 phút bạn sẽ có một bình trà Nhất Dạ Đế Vương tương đương với một chén thuốc bắc sắc trong 7 tiếng.
Hãy thưởng thức Trà Cung Huế để cảm nhận được Hương sắc vị thần và nhận được một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Giá bán : 70.000đ
Kẹo mè xững Giòn
Mè xững giòn là loại kẹo ngọt dẻo, được làm từ mạch nha pha trộn lẫn với dầu phụng (dầu từ đậu phụng). Me xửng giòn được bao phủ lớp vỏ được làm từ bột, phía trong là mạch nha. Cắn miếng bánh có vị giòn của vỏ, có vị dẻo của nhân, nhâm nhi cùng chút trà nóng, thật sự sẽ rất thú vị.
Giá bán : 23.500đ
Kẹo mè xững
Kẹo mè xững là loại kẹo ngọt dẻo, được làm từ mạch nha pha trộn lẫn với dầu phụng (dầu từ đậu phụng), có mè bao phủ xung quanh kẹo, được cắt từng miếng vuông nhỏ (bao giấy bóng nhỏ) gói trong hộp. Kẹo mè xửng là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế.
Tên gọi của kẹo mè xững do hai yếu tố tạo thành bao gồm mè (vừng) và xững (cách hoán đường thành chất dẽo cô đặc). Ngoài vừng còn có bột đậu, mạch nha, bánh đa ….. Hoán đường cộng với gia giảm nguyên vật liệu là khâu quan trọng nhất. Nó làm nên các loại mè xửng khác nhau.
Giá : 23.500 đ / bịch
Mua từ 5 bịch trở lên : 22.500 đ free 20% phí vận chuyển.
Từ 10 bịch : 21.000 đ / bịch free 50 % phí vận chuyển.
Monday, January 14, 2013
Ngọt ngào mè xửng Huế
Ghé thăm Huế trong cái nắng hanh hao của những ngày cuối thu, thưởng thức một chén cơm hến, bánh nậm, bánh ướt hay lang thang những quán mè xửng san sát đủ thấy được ẩm thực cố đô phong phú nhường nào.
Chỉ riêng mè xửng đã có vài chục nhãn hiệu. Có người sành ăn bảo mè xửng Huế tuy nhiều nhưng loại ngon phải là màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy, thơm hương vị mè.
Đây là món ăn quen thuộc, lại có sức quyến rũ bởi cái vị ngọt béo của đường, giòn của đậu phụng, thơm bùi của mè. Nó còn có một người bạn đi kèm không thể tách rời đó là trà sen - thứ trà được ướp công phu từ những đóa sen còn đọng hơi sương.
Mè xửng Huế thơm, ngon, có màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy.
Từ xưa đến nay món này chủ yếu được làm thủ công. Công việc đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu gồm đậu phộng, mè, đường trắng và bột gạo. Mùi thơm, vị béo ngọt thanh nhẹ của mè xửng Huế phần nhiều là nhờ những hạt mè đã được lựa chọn khá kỹ. Người Huế còn dùng gạo thơm ngon nghiền nhỏ ra để làm nên bột gạo với hương vị đặc trưng.
Bí quyết làm mè xửng của người Huế thuộc vào công đoạn nhào trộn nguyên liệu và ép bánh. Đường cát nấu đến độ sôi nhất định rồi cho bột gạo vào, trộn đều với nhau và khuấy liên tục để bột không bị vón cục. Đậu phộng sau khi bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài cũng được cho vào nồi đường.
Trong khi nấu đường, người thợ còn bỏ một ít nước chanh tươi vào nồi đường cho món kẹo thơm hơn. Khi hỗn hợp đường, bột gạo, đậu phộng vừa chín tới thì nhanh tay múc kẹo ra những chiếc khay cho nguội bớt đi. Ngay sau đó rắc nhanh một lớp mè thơm.
Tiếp tục cán ép đều kẹo trong một chiếc khung bằng thanh sắt tròn. Công đoạn cuối cùng là dùng máy để cắt kẹo thành những miếng vuông đều đặn, rồi bọc túi nilon.
Một buổi sáng cuối thu Huế se lạnh, ngồi ngắm dòng Hương Giang vẫn còn phảng phất hơi sương lại được cùng bạn bè nhâm nhi tách trà sen, thưởng thức vài chiếc kẹo mè xửng cố đô thì thú vị không gì bằng.
Chỉ riêng mè xửng đã có vài chục nhãn hiệu. Có người sành ăn bảo mè xửng Huế tuy nhiều nhưng loại ngon phải là màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy, thơm hương vị mè.
Đây là món ăn quen thuộc, lại có sức quyến rũ bởi cái vị ngọt béo của đường, giòn của đậu phụng, thơm bùi của mè. Nó còn có một người bạn đi kèm không thể tách rời đó là trà sen - thứ trà được ướp công phu từ những đóa sen còn đọng hơi sương.
Mè xửng Huế thơm, ngon, có màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy.
Từ xưa đến nay món này chủ yếu được làm thủ công. Công việc đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu gồm đậu phộng, mè, đường trắng và bột gạo. Mùi thơm, vị béo ngọt thanh nhẹ của mè xửng Huế phần nhiều là nhờ những hạt mè đã được lựa chọn khá kỹ. Người Huế còn dùng gạo thơm ngon nghiền nhỏ ra để làm nên bột gạo với hương vị đặc trưng.
Bí quyết làm mè xửng của người Huế thuộc vào công đoạn nhào trộn nguyên liệu và ép bánh. Đường cát nấu đến độ sôi nhất định rồi cho bột gạo vào, trộn đều với nhau và khuấy liên tục để bột không bị vón cục. Đậu phộng sau khi bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài cũng được cho vào nồi đường.
Trong khi nấu đường, người thợ còn bỏ một ít nước chanh tươi vào nồi đường cho món kẹo thơm hơn. Khi hỗn hợp đường, bột gạo, đậu phộng vừa chín tới thì nhanh tay múc kẹo ra những chiếc khay cho nguội bớt đi. Ngay sau đó rắc nhanh một lớp mè thơm.
Tiếp tục cán ép đều kẹo trong một chiếc khung bằng thanh sắt tròn. Công đoạn cuối cùng là dùng máy để cắt kẹo thành những miếng vuông đều đặn, rồi bọc túi nilon.
Một buổi sáng cuối thu Huế se lạnh, ngồi ngắm dòng Hương Giang vẫn còn phảng phất hơi sương lại được cùng bạn bè nhâm nhi tách trà sen, thưởng thức vài chiếc kẹo mè xửng cố đô thì thú vị không gì bằng.
CÁCH THỨC MUA HÀNG KẸO MÈ XỮNG GIÒN VÀ MÈ XỮNG VUÔNG VÀ MÈ XỮNG GƯƠNG....
MÓN QUÀ QUÊ THƠM NGON , DÂN DÃ VÀ ĐẦY Ý VỊ.^^
Từ 10 bịch : 21.000 đ / bịch free 50 % phí vận chuyển.
Liên lạc : khu quy hoạch Nam Vỹ Dạ thành phố Huế
Hoặc qua Yahoo : xekhatran ( nếu không gặp , bạn vui lòng để lại tin nhắn , mình sẽ đọc và reply ngay trong ngày cho bạn. Thanks..^^)
Để order , bạn vui lòng gửi tin nhắn cá nhân : 01656.009.608 hay qua mail : tamhieu.khatran@gmail.com , mình check mail hàng ngày và sẽ reply cho tất cả mọi thư từ , yêu cầu..Cảm ơn mọi sự quan tâm của bạn đến sản phẩm.
Tùy theo yêu cầu của bạn ( chuyển phát nhanh hay thường ) mà hàng sẽ được chuyển đến trong thời gian sớm nhất hay muộn hơn 2-3 ngày.Tất cả 100% mọi đơn hàng đều nhận được hàng ngay tại nhà trong thời gian sớm nhất - thông qua địa chỉ người nhận khi order ( vì vậy khi order , bạn vui lòng ghi chính xác mọi thông tin nghen..^^)
Subscribe to:
Posts (Atom)